BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG MN
Như chúng ta đã biết công tác chăm sóc nuôi dưỡng là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong các trường mầm non nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về thể chất, khỏe mạnh thông minh. Qua đó giúp trẻ hình thành một số nề nếp thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, trẻ có thao tác vệ sinh cá nhân, góp phần vào sự phát triển lâu dài và toàn diện về: Đức - trí- thể - mỹ- lao động, nhằm phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ tại trường cần:
* Chăm sóc tốt giờ ăn ngủ - vệ sinh cho trẻ:
Chăm sóc tốt giờ vệ sinh - ăn - ngủ cho trẻ theo đúng quy định của CTGDMN là rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giáo viên phải thực hiện chia ăn cho trẻ đúng đúng quý chế, chia cơm ra các bát nhỏ của trẻ, chia thức ăn mặn, món xào vào bát cơm lần 1, chia canh ra các bát tô để theo nhóm trẻ giúp cho trẻ ăn, động viên trẻ khi ăn giúp cho trẻ ăn ngon miệng, ngủ đúng giờ giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh.
Muốn có bữa ăn ngon thì nhân viên nuôi dưỡng phải nấu các món ăn ngon, các món ăn phải đa dạng, nhận thực phẩm phải tươi ngon, tránh ôi thiu dập nát, thực đơn không được trùng nhau trong 2 tuần, nấu ăn phải theo tuần chẵn và lẻ riêng biệt, Ăn ngon miệng là trẻ được ăn đủ các chất, món ăn phải hấp dẫn màu sắc đẹp trông bắt mắt
- Tổ chức tốt giờ vệ sinh: Giáo dục trẻ thói quen vệ sinh; rửa tay bằng xà phòng, bằng nước sạch trước giờ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong, khi tay bẩn, rửa mặt trước khi ăn.
Dạy trẻ trẻ tự rửa tay theo quy trình 6 bước của bộ y tế.
- Làm ướt tay lấy xà phòng xoa cho sầu bọt, kỳ cọ tay theo quy trình 6 bước
- Lồng lòng bản tay.
- Xoay các cổ tay trái, phải,
- Xoay các kẽ ngón tay.
- Chụm các đầu ngón tay xoay lòng bàn tay.
- rủa tay sạch dưới vời nước chảy
- Lau khô tay bằng rẻ tay khô.
* Rửa mặt:
Trẻ lấy khăn mặt ướt, lau 2 mắt trước, tay phải mắt phải, tay trái lau mắt trái, dịch khăn vuốt sống mũi, dịch khăn lau miệng, Dịch khăn chán má , cằm cổ, dịch khăn chán má cằm cổ bên kia, dịch khăn lau ngang cổ cằm, rủa xong trẻ để đúng nơi quy định.
Hình ảnh trẻ rửa tay, rửa mặt
- Tổ chức giờ ăn: Tổ chức giờ ăn hợp lý, khoa học, giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất, xem là "chìa khóa vàng" cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có đủ năng lượng cho 1 ngày học tập và vui chơi.
+ Chăm sóc khi trẻ ăn: giáo dục nội dung dinh dưỡng, kỹ năng chào mời, kỹ năng tự phục vụ, rèn luyện các hành vi thói quen tốt khi ăn uống như: Không nói chuyện khi ăn, không làm rơi vãi thức ăn, nhai kĩ cho trẻ.
+ Chú ý chăm sóc những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì.
- Với những trẻ suy dinh dưỡng giáo viên phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn các bạn khác, luôn luôn động viên cho trẻ ăn, nếu trẻ lười xúc cơm thì giáo viên phải xúc cơm cho trẻ, và cho ăn trong khoảng thời gian lâu hơn các bạn khác.
Với những trẻ bị béo phì giáo viên cho trẻ ngồi riêng bàn, khịch lệ trẻ ăn những món có nhiều chất xơ, nhắc trẻ không nên ăn nhiều quá, ăn vừ đủ thôi, kết hợp với phụ huynh nhắc trẻ, và cho trẻ ăn thức ăn có nhiều chất xơ, hạn chế ăn dầu mỡ và các đò chiên rán, thực phẩm có chất bột đường.
- Tổ chức giờ ngủ: Việc tổ chức giờ ngủ cho trẻ là rất cần thiết bởi giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Ăn đủ mà thiếu ngủ trẻ cũng chậm lớn.
+ Trước khi ngủ: chuẩn bị tốt mọi đồ dùng cho trẻ trước khi ngủ. Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ đi vào giấc ngủ bằng những bài hát ru, dân ca nhẹ nhàng.
+ Trong khi ngủ: cô bao quát sửa lại tư thế nằm cho trẻ không để trẻ nằm sấp, úp mặt vào gối và kéo chăn cho trẻ ngủ nhất là về mùa đông và kịp thời sử lý tình huống có thể sảy ra.
Chăm sóc cho trẻ giờ ăn, giờ ngủ
*Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ
- "Sức khỏe là vốn quý nhất của con người" đặc biệt với trẻ mầm non. Sức khỏe trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định, dinh dưỡng không hợp lý thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ 3 lần/năm, khám sức khỏe của trẻ 1- 2 lần/năm. Đặc biệt là trẻ thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng tổ chức theo dõi cân nặng, chiều cao và vào biểu đồ hàng tháng.
- Phối kết hợp với phụ huynh về kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ..
Giáo viên trao đổi với phụ huynh
Cân đo và khám sức khỏe định kỳ
Tóm lại: Để cho trẻ có một cơ thể phát triển cân đối hài hòa về đức - trí - thể - mỹ - lao động thì người lớn chúng phải chú ý đến chất lượng bữa ăn cho trẻ có đủ chất dinh dưỡng quan tâm cho trẻ về mọi mặt từ bữa ăn, giấc ngủ, hoạt động.. để trẻ phát triển một cách toàn diện.